Tại điểm này, tổ tiên của chúng ta dường như vượt trội hơn so với người hiện đại. Họ không có sự trợ giúp của cái gọi là phương tiện tiên tiến, nhưng nó đã được giới khoa học và công nghệ hiện đại khẳng định và chứng minh. Ví dụ như Đạo gia đã sớm dự báo về quá trình hình thành của vũ trụ, và hình dạng “Thái cực” của hệ ngân hà. Có nhiều thứ mà nhân loại hiện tại cho là “mê tín”, chẳng hạn như phong thủy học, từ xưa đến nay đã có không ít người thu được lợi ích của thuyết phong thủy. Bao nhiêu năm sau nó sẽ vẫn mãi là những thành quả của khoa học…
Như vậy, tác động của các phần mộ tổ tiên đến các đời hậu duệ sau này quả thực là một bộ phận rất trọng yếu trong học thuyết phong thuỷ. Nó không chỉ là nơi mà thân xác thịt vật chất của người sau khi chết quy tụ. Mà đây còn là một nơi thiêng liêng cho các thế hệ tương lai tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên của họ. Đồng thời mộ cũng là một trường vô hình gây ảnh hưởng đến sự phồn thịnh và phát triển của các thế hệ sau.
Kể từ buổi đầu sơ khai của nhân loại, cuộc sống và cái chết vẫn luôn là một đề tài bất tận. “ba mươi lập nghiệp, bốn mươi bất mê, năm mươi mà biết thiên mệnh.” Những người trên 50 tuổi cũng tương đương với “một nửa chôn vùi dưới đất” rồi, lúc này tự nhiên họ sẽ bắt đầu suy ngẫm về vấn đề nơi chốn sau khi chết. Có thể là mai táng, hỏa táng hay thả trôi sông…, dựa theo tín ngưỡng tập quán dân tộc và phong tục vùng miền khác nhau mà chọn ra phương thức tang lễ khác nhau. Những phương pháp này đã được lưu truyền lại và trở thành một ngành học mới. Những nhà nghiên cứu chuyên ngành và những người hành nghề chôn cất, được biết đến như là “thầy phong thủy”.
Vào triều đại nhà Tấn, có một người đàn ông tên là Quách Phác, đã đem những kiến thức về lĩnh vực này đúc kết, tổng hợp lại, và hình thành nên một kiệt tác phong thuỷ có tên là “táng kinh”.